Đang hiển thị toàn bộ review
Tất cả các đánh giá xúc phạm hoặc miệt thị các cá nhân, tổ chức và công ty sẽ bị xóa.
Dev (Man)
VỀ TRANG CHỦMỚI NHẤT#House n Home Volume.02 An Lành#KOC Vietnam 2023#House n Home›Đời sốngNhân vậtHOUSE n HOMEYêu công việc của mình có đồng nghĩa là phải yêu văn hoá công ty luôn không?TYPN 5 năm trướcMột vấn đề nổi cộm của văn hóa công ty: môi trường làm việc lý tưởng của người này có thể là địa ngục với người khác.Bạn là người thích sự hiệu quả, bạn tập trung vào công việc và muốn tách bạch hoàn toàn cuộc sống suốt 10 tiếng đồng hồ nơi văn phòng với đời tư cá nhân của bạn.Yêu công việc của mình có đồng nghĩa là phải yêu văn hoá công ty luôn không? - Ảnh 1.Đồng nghiệp của bạn lại không nghĩ thế, họ thích kết bạn, họ mời bạn đến dự đám cưới của họ dù chẳng thân thiết lắm. Họ thường xuyên tụ tập ăn trưa và bạn buộc phải tham gia nếu không muốn bị cô lập. Có người thậm chí còn thích bạn dù bạn đã sống khép kín hết sức có thể.Có lẽ, bạn cũng thích có vài người bằng hữu thân thiết ở công ty đấy, bạn cũng muốn không khí chỗ làm vui vẻ và rộn rã tiếng cười, nhưng khẽ thôi. Bạn không thích kết bè kết đảng, chụp ảnh và tag nhau tùm lum rồi đăng lên mạng xã hội. Bạn thậm chí còn chẳng muốn cho người ta biết bạn đang công tác ở đâu.Môi trường mà bạn không thích chưa hẳn đã là một môi trường độc hại. Đơn giản là không hợp nhau, vậy thôi. Gạt đi các vấn đề về hòa nhập, bạn vẫn là một nhân viên cần mẫn, có trách nhiệm, có thành tích. Bạn thích công việc của mình, chỉ là văn hóa giao tiếp ở đây có cái gì đó hơi sai sai, không khớp với con người bạn.
Dev (Dev)
Tận hưởng cuộc sống.Công việc chỉ là một phần của cuộc sống. Bạn không thể dành toàn bộ thời gian của mình cho công việc mà quên đi gia đình, bạn bè, sở thích cá nhân. Hãy tận hưởng cuộc sống ngoài công sở của bạn với những kỷ niệm bên những người thân yêu, thỏa mãn các niềm đam mê khác như thể thao, đọc sách, tình nguyện… Hãy nhớ, yêu và tận hưởng cuộc sống cũng chính là cách nuôi dưỡng tình yêu công việc!
Man (Man)
Đồng nghiệp của bạn lại không nghĩ thế, họ thích kết bạn, họ mời bạn đến dự đám cưới của họ dù chẳng thân thiết lắm. Họ thường xuyên tụ tập ăn trưa và bạn buộc phải tham gia nếu không muốn bị cô lập. Có người thậm chí còn thích bạn dù bạn đã sống khép kín hết sức có thể.Có lẽ, bạn cũng thích có vài người bằng hữu thân thiết ở công ty đấy, bạn cũng muốn không khí chỗ làm vui vẻ và rộn rã tiếng cười, nhưng khẽ thôi. Bạn không thích kết bè kết đảng, chụp ảnh và tag nhau tùm lum rồi đăng lên mạng xã hội. Bạn thậm chí còn chẳng muốn cho người ta biết bạn đang công tác ở đâu.Môi trường mà bạn không thích chưa hẳn đã là một môi trường độc hại. Đơn giản là không hợp nhau, vậy thôi. Gạt đi các vấn đề về hòa nhập, bạn vẫn là một nhân viên cần mẫn, có trách nhiệm, có thành tích. Bạn thích công việc của mình, chỉ là văn hóa giao tiếp ở đây có cái gì đó hơi sai sai, không khớp với con người bạn
Ka (Ka)
“Nếu bạn không cảm thấy vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng trong bất cứ công việc gì đang làm, điều đó không có nghĩa là bạn cần phải thay đổi những việc đó, chỉ cần bạn thay đổi cách bạn làm những công việc này là đủ. Bạn không cần tự hỏi: “Ta phải làm việc gì?” mà chỉ cần hỏi: “Ta nên làm những việc ấy như thế nào?”, vì “làm như thế nào” mới thực là quan trọng”. Đó là lời khẳng định của Eckhart Tolle (top 100 nhân vật có ảnh hưởng tâm linh lớn nhất thế giới) trong cuốn sách “Sức mạnh của hiện tại” (NXB Tổng hợp TPHCM).
Man (Man)
“Làm thế nào để tôi yêu thích công việc đang làm?”Thứ ba, 25/04/2017 - 10:04(Dân trí) - “Tôi đang làm công việc không yêu thích, cũng chẳng lương cao, vậy tôi phải làm sao?”. Dưới đây là những cách thức để tiến tới yêu thích công việc bạn đang làm dù hiện tại có vẻ bạn không hoàn toàn thích, hoặc thậm chí rất chán công việc đó!
Nguyễn (Nhân)
Nói sự thật đem lại lợi ích cho người nghe: Trường hợp này ta nói sự thật để đem lại lợi ích cho người nghe, như chúng ta nói về sự công bằng của luật nhân quả và lý duyên sinh, nói cho đủ là nhân-duyên-quả; ai gieo nhân gì sẽ gặt quả đó, dù trăm kiếp ngàn đời vẫn không mất, khi hội đủ nhân duyên quả báo hoàn tự hiện. Chỉ có người làm việc đại thiện hoặc đại ác thì quả báo mới có thể thay đổi theo chiều hướng khác. Người hay giết hại thì chịu quả báo bị giết hại trở lại, bị chết yểu hoặc bị bệnh tật triền miên. Người hay bố thí thì được quả báo giàu sang, có nhiều của cải. Người hay khiêm hạ thì sẽ được địa vị cao, quyền chức lớn. Người hay siêng năng học hỏi sẽ được thông minh, sáng suốt. Người sống vô ngã, vị tha, sống vì mọi người thì sẽ được đạo đức chói sáng như hương thơm bay ngược chiều gió vậy.Nói sự thật đem đến tác hại cho người nghe: Trường hợp này là ta nói sự thật có thể đem đến tác hại cho người nghe, nhiều khi còn gây ra hậu quả không thể lường. Trong nhà Phật có một câu chuyện về vị Tỳ kheo nguyện chịu đánh đập tàn nhẫn để giữ tính mạng cho con ngỗng đã lỡ nuốt mất viên kim cương của vị gia chủ nơi ông đến khất thực mỗi ngày. Vì bị nghi ngờ là kẻ cắp chiếc nhẫn kim cương, ông bị chủ nhà đánh đập rất tàn nhẫn. Trên đời này có rất nhiều người khi đã ý thức được lợi ích của lời nói chân thật sẽ dứt khoát không bao giờ nói dối và cũng không bao giờ nói lên sự thật để hại người, hại vật. Đó là hạnh chân thật của những vị Bồ-tát phát tâm đi vào đời vì lợi ích chúng sinh. Vị tỳ kheo vì thương chúng sinh nên không dám nói sự thật, chấp nhận bị gia chủ đánh đập thê thảm, thân đầy thương tích. Đến khi con ngỗng vô tình bị con trâu điên đạp lên mình chết liền tại chỗ, vị tỳ kheo mới nói ra sự thật. Gia đình liền cho người mổ con ngỗng và lấy lại được viên kim cương. Sau đó, cả gia đình đều quỳ xuống lễ lạy để tạ lỗi sám hối, mong vị tỳ kheo tha thứ.Câu chuyện này nếu nói về lý rốt ráo thì vị tỳ kheo đã tu theo hạnh nhẫn nhục Ba la mật, nên chấp nhận chịu đau thương về phần mình, thà mình chịu hy sinh thiệt thòi chớ không để kẻ khác đau khổ; nếu nói về tình người, vị tỳ kheo khi thấy con ngỗng nuốt chiếc nhẫn và báo với chủ nhà biết thì mọi việc sẽ êm đẹp, vì phước của loài vật kém hơn con người. Viên kim cương lại là của nhà vua gửi để làm nhẫn, nếu thật sự bị kẻ gian lấy đi thì gia đình nọ sẽ chịu họa thê thảm biết chừng nào. Trong cơn khủng hoảng, lo sợ, thử hỏi làm sao họ không tàn nhẫn với vị tỳ kheo vì trong nhà lúc đó chỉ có vị tỳ kheo nên ngài không lấy thì ai lấy. May mà sự việc đã được sáng tỏ, con ngỗng bị trâu dẫm chết, nếu không thì hậu quả sẽ ra sao?Chúng ta giả sử, nếu con ngỗng không bị chết đột ngột như vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra. Vị tỳ kheo sẽ bị bắt đưa lên vua xét xử, nếu đặt ta vào trường hợp đó thì mình sẽ chỉ ngay con ngỗng là thủ phạm, coi như mọi việc sẽ êm xuôi. Đằng này, vị tỳ kheo biết con ngỗng như vậy nhưng tại sao ngài vẫn lặng thinh để bị đánh đập không một lời than oán. Đây là công hạnh cuối cùng của Bồ tát. Các vị an nhẫn, chấp nhận mọi thống khổ thế cho chúng sinh; nếu nói sự thật con ngỗng sẽ bị giết và ngài sẽ không thành tựu hạnh nhẫn nhục Ba la mật. Câu chuyện trên dường như thấy hoang đường khiến người đọc khó chấp nhận vì nó ngoài sự hiểu biết của mình; chỉ có các bậc đại Bồ tát với Bồ tát mới thông hiểu được chỗ này. Đa số người thế gian cho đó là phi lý. Con ngỗng nuốt chiếc nhẫn thì cứ nói nó nuốt chiếc nhẫn, có làm sao đâu? Thôi thì chỗ này mỗi người tự quán chiếu, suy tư thì sẽ thấy được giá trị thiết thực của nó.
Nguyễn Đăng Phong (Phú)
Trong Ngũ Giới của Phật giáo có giới cấm “vọng ngữ”, tức là không nói dối, nói lời ác độc tổn thương người, gièm pha gây chia rẽ, bịa đặt vu khống danh dự của người khác v.v. Những hành vi này thảy đều tạo nghiệp, tổn hại phúc báo của bản thân. Vì nghiệp ác đã tạo nên người phạm giới vọng ngữ sẽ bị bệnh tật, đau khổ hành hạ trong tương lai, thậm chí có thể bị đoạ xuống địa ngục chịu cực hình, đầu thai làm súc sinh…Trong đó, nghiêm trọng nhất là nói lời vu khống, bịa đặt, bôi nhọ danh dự của người tu luyện, đặc biệt là những người có đạo hạnh đã chứng đắc quả vị. Lịch sử từng ghi lại nhiều ví dụ như thế. Thời Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, tỳ kheo Cù Ba Ly đã hai ba phen gièm pha với Phật rằng tỳ kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên việc làm rất ác, tạo các hạnh ác. Bởi vì tỳ kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đã chứng đắc quả A La Hán, nên chẳng bao lâu sau Cù Ba Ly thân mọc mụn nhọt độc, lớn bằng hột cải, dần bằng hột đậu, dần dần như trái a-ma-lặc, gần bằng bồ đào, lại bằng nắm tay, máu mủ chảy tràn, thân hoại mạng chung đoạ vào địa ngục (2).Ngày nay, sự phát triển của internet và mạng xã hội khiến cho thông tin dễ dàng được lan truyền, chỉ một tin thất thiệt, vu khống đã có thể qua một đêm mà ảnh hưởng đến cả triệu người. Vì thế, chúng ta lại càng phải cẩn thận với lời nói, bình luận của bản thân, đồng thời cần lý trí sáng suốt phân biệt thị phi, tránh vô ý tiếp tay cho kẻ có dụng ý xấu, cũng là bảo vệ tương lai tốt đẹp cho chính mình.
Phú (Lùn)
Trong 66 điều Đức Phật dạy con người thì Người luôn răn dạy rất nhiều về lời nói dối: Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy? Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình. Người nói dối sẽ phải tự gánh chịu mọi điềuĐức Phật dạy, nói dối chia làm 4 loại: vọng ngữ, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt. Đây là 4 loại nói dối khiến bản thân mỗi người tạo gây nghiệp ác. Chính những cách nói này là tội ác mà người nói khiến cho những người xung quanh bị hại hay xa lánh. Vì thế, cần phải tránh xa.Cả những người hay nói dối không ác ý mà chỉ có tính đùa vui cũng gây ra nghiệp quả không tốt, vì nó làm cho họ quen với thói xấu ấy và khiến mọi người xung quanh không tin vào lời nói của họ nữa, dù đôi khi họ nói thật. Ví dụ: một anh chàng thích trêu đùa người khác. Anh hay nói dối, kiểu như mình bị xe đụng, nhà cháy, mất tiền… để mọi người tin và hốt hoảng. Thế rồi có lần nhà anh cháy thật, khi đi nhờ mọi người giúp thì không ai chịu đi. Ngôi nhà bị cháy hoàn toàn chỉ vì anh đã nói dối quá nhiều.
Qua
Cty mà tự nhiên thấy lên 1 loạt review nâng bi như này là có vấn đề này
Họ (Oán comment dạo)
ĐBP - Thù hận làm cho con người ta luôn sống trong trạng thái khổ đau và oán giận muốn tìm cách để trả thù. Vì vậy, hóa giải thù hận là một điều nên làm để cho con người ta có một cuộc sống bình an và thanh thản.Thù hận để trong tâm trí cũng giống như một quả bom nổ chậm trong một ngôi nhà, nó có thể nổ và gây ra thảm khốc đối với ta không biết lúc nào. Vậy muốn hóa giải được sự thù hận thì ta phải biết tha thứ, bỏ qua những lỗi lầm mà người khác gây ra cho ta. Sau khi tha thứ cho những lỗi lầm của họ ta hãy sống một cách thật lòng, quan tâm và đối xử tốt với họ có như thế họ mới tin tưởng là ta đã xóa bỏ mọi oán hận đối với họ. Ðó mới thật sự là đã hóa giải được hết nỗi hận thù. Có không ít người đã tự bào chữa cho mình rằng, trả thù là để đòi hỏi lại sự công bằng, để người gây ra phải nhìn nhận được lỗi lầm của họ. Ðó là một sự suy nghĩ sai lầm nghiêm trọng. Trong cuộc sống, đã là con người chúng ta ai cũng có lúc gặp những chuyện người khác làm mình tổn thương mình. Nhưng nếu ta cứ mãi ôm giữ ngọn lửa oán hận trong lòng và muốn trả thù thì trước khi ngọn lửa ấy chưa kịp chuyển sang người đó, thì nó đã thiêu đốt chính bản thân ta trước.