Review công ty, lương, HR, tuyển dụng, phỏng vấn, sếp và công việc,... gì cũng có

ZMP Vietnam (112)

product 1-50
Tan Binh, Ho Chi Minh
Sao chép liên kết thành công

Review của 'Nguyễn (Nhân)' tại công ty 'ZMP Vietnam'

Tất cả các đánh giá xúc phạm hoặc miệt thị các cá nhân, tổ chức và công ty sẽ bị xóa.

Nguyễn (Nhân)

Nói sự thật đem lại lợi ích cho người nghe: Trường hợp này ta nói sự thật để đem lại lợi ích cho người nghe, như chúng ta nói về sự công bằng của luật nhân quả và lý duyên sinh, nói cho đủ là nhân-duyên-quả; ai gieo nhân gì sẽ gặt quả đó, dù trăm kiếp ngàn đời vẫn không mất, khi hội đủ nhân duyên quả báo hoàn tự hiện. Chỉ có người làm việc đại thiện hoặc đại ác thì quả báo mới có thể thay đổi theo chiều hướng khác. Người hay giết hại thì chịu quả báo bị giết hại trở lại, bị chết yểu hoặc bị bệnh tật triền miên. Người hay bố thí thì được quả báo giàu sang, có nhiều của cải. Người hay khiêm hạ thì sẽ được địa vị cao, quyền chức lớn. Người hay siêng năng học hỏi sẽ được thông minh, sáng suốt. Người sống vô ngã, vị tha, sống vì mọi người thì sẽ được đạo đức chói sáng như hương thơm bay ngược chiều gió vậy.Nói sự thật đem đến tác hại cho người nghe: Trường hợp này là ta nói sự thật có thể đem đến tác hại cho người nghe, nhiều khi còn gây ra hậu quả không thể lường. Trong nhà Phật có một câu chuyện về vị Tỳ kheo nguyện chịu đánh đập tàn nhẫn để giữ tính mạng cho con ngỗng đã lỡ nuốt mất viên kim cương của vị gia chủ nơi ông đến khất thực mỗi ngày. Vì bị nghi ngờ là kẻ cắp chiếc nhẫn kim cương, ông bị chủ nhà đánh đập rất tàn nhẫn. Trên đời này có rất nhiều người khi đã ý thức được lợi ích của lời nói chân thật sẽ dứt khoát không bao giờ nói dối và cũng không bao giờ nói lên sự thật để hại người, hại vật. Đó là hạnh chân thật của những vị Bồ-tát phát tâm đi vào đời vì lợi ích chúng sinh. Vị tỳ kheo vì thương chúng sinh nên không dám nói sự thật, chấp nhận bị gia chủ đánh đập thê thảm, thân đầy thương tích. Đến khi con ngỗng vô tình bị con trâu điên đạp lên mình chết liền tại chỗ, vị tỳ kheo mới nói ra sự thật. Gia đình liền cho người mổ con ngỗng và lấy lại được viên kim cương. Sau đó, cả gia đình đều quỳ xuống lễ lạy để tạ lỗi sám hối, mong vị tỳ kheo tha thứ.Câu chuyện này nếu nói về lý rốt ráo thì vị tỳ kheo đã tu theo hạnh nhẫn nhục Ba la mật, nên chấp nhận chịu đau thương về phần mình, thà mình chịu hy sinh thiệt thòi chớ không để kẻ khác đau khổ; nếu nói về tình người, vị tỳ kheo khi thấy con ngỗng nuốt chiếc nhẫn và báo với chủ nhà biết thì mọi việc sẽ êm đẹp, vì phước của loài vật kém hơn con người. Viên kim cương lại là của nhà vua gửi để làm nhẫn, nếu thật sự bị kẻ gian lấy đi thì gia đình nọ sẽ chịu họa thê thảm biết chừng nào. Trong cơn khủng hoảng, lo sợ, thử hỏi làm sao họ không tàn nhẫn với vị tỳ kheo vì trong nhà lúc đó chỉ có vị tỳ kheo nên ngài không lấy thì ai lấy. May mà sự việc đã được sáng tỏ, con ngỗng bị trâu dẫm chết, nếu không thì hậu quả sẽ ra sao?Chúng ta giả sử, nếu con ngỗng không bị chết đột ngột như vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra. Vị tỳ kheo sẽ bị bắt đưa lên vua xét xử, nếu đặt ta vào trường hợp đó thì mình sẽ chỉ ngay con ngỗng là thủ phạm, coi như mọi việc sẽ êm xuôi. Đằng này, vị tỳ kheo biết con ngỗng như vậy nhưng tại sao ngài vẫn lặng thinh để bị đánh đập không một lời than oán. Đây là công hạnh cuối cùng của Bồ tát. Các vị an nhẫn, chấp nhận mọi thống khổ thế cho chúng sinh; nếu nói sự thật con ngỗng sẽ bị giết và ngài sẽ không thành tựu hạnh nhẫn nhục Ba la mật. Câu chuyện trên dường như thấy hoang đường khiến người đọc khó chấp nhận vì nó ngoài sự hiểu biết của mình; chỉ có các bậc đại Bồ tát với Bồ tát mới thông hiểu được chỗ này. Đa số người thế gian cho đó là phi lý. Con ngỗng nuốt chiếc nhẫn thì cứ nói nó nuốt chiếc nhẫn, có làm sao đâu? Thôi thì chỗ này mỗi người tự quán chiếu, suy tư thì sẽ thấy được giá trị thiết thực của nó.