Review lương bổng, đãi ngộ, HR, tuyển dụng, sếp và công việc,... Gì cũng có

Earable Vietnam (216)

outsource 1-10
49-51 Street 30B, Tran Nao, Binh An Ward, District 2 District 2 Ho Chi Minh

Tổng Review (216)

  • 1 sao 123 reviews
  • 2 sao 8 reviews
  • 3 sao 17 reviews
  • 4 sao 5 reviews
  • 5 sao 63 reviews

Đang hiển thị toàn bộ review

Review công ty "Earable Vietnam" (216 reviews)

Tất cả các đánh giá xúc phạm hoặc miệt thị các cá nhân, tổ chức và công ty sẽ bị xóa.

Ẩn danh

Công ghẻ đến mức để Hr lên đẩy sao cho à? Lương tháng éo nào cũng chậm. Cũng thiếu

Ẩn danh 1 năm trước

Tin tôi đi không phải Hr lên viết đâu.

Ẩn danh 1 năm trước

Nghe giọng văn là báo con rồi. Chắc đi copy bài ở đâu đăng lên

Ẩn danh 1 năm trước

tặng 1 like vì nói đúng!!!

Ẩn danh

Có thời gian lên đấy đánh giá thì phiền anh Báo chỉnh lại cái slide đào tạo ạ. Phó tổng biên gì slide thì lỗi, chính tả thì viết sai

Ẩn danh 1 năm trước

tặng 1 like vì nói đúng!!!

Ẩn danh 1 năm trước

tặng 1 like vì nói đúng!!!

Senior

Cuộc đời đã từng làm ở công ty startup và công ty lớn không ít những chưa thấy công ty nào hãm như công ty này. Sếp và ông trợ lý là loại 2 mặt, tài năng thì chắc là thừa những nhân đức không có.

Ẩn danh 1 năm trước

tặng 1 like vì nói đúng!!!

Ẩn danh 1 năm trước

tặng 1 like vì nói đúng!!!

reviewer

Nội dung review đã bị ẩn vì vi phạm điều khoản sử dụng!

Earable HR

Dù có làm việc ở đâu, thì bạn hãy nhớ những nguyên tắc quan trọng này:- Nguyên tắc 1: Công việc không nuôi người nhàn hạ, tập thể không nuôi những kẻ lười.- Nguyên tắc 2: Vào một công ty làm việc, đừng chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền. Trước tiên, hãy học sao cho mình đáng tiền.- Nguyên tắc 3: Không có nghề nào là dễ kiếm tiền cả.- Nguyên tắc 4: Công việc, không có nơi nào thuận lợi cả, ức chế bực dọc là chuyện bình thường.- Nguyên tắc 5:. Không kiếm được tiền, thì kiếm được kiến thức.. Không kiếm được kiến thức thì kiếm được kinh nghiệm.. Không kiếm được kinh nghiệm, thì được trải nghiệm.. Khi kiếm được tất cả những thứ ở trên rồi, thì không sợ không kiếm được tiền.- Nguyên tắc 6: Chỉ khi thay đổi thái độ của bản thân, ta mới có thể thay đổi được chỗ đứng của mình trong xã hội. Chỉ khi thay đổi thái độ làm việc của bản thân, ta mới có được vị trí cao trong nghề nghiệp.- Nguyên tắc 7: Nguyên nhân khiến con người ta cảm thấy mơ hồ chỉ có một, đó chính là trong những năm tháng mà đáng ra ta nên phấn đấu, nên làm việc chăm chỉ thì ta lại nghĩ quá nhiều, mà lại làm quá ít. Hãy luôn nhớ là làm việc bằng cái tâm.Cô bỗng hiểu ra, không có ai vừa sinh ra đã có thể đảm nhiệm được những công việc quan trọng, mà bất cứ ai cũng đều bắt đầu từ những việc giản đơn, bình thường nhất. Hôm nay, bạn dán lên mình một cái mác thế nào, có lẽ sẽ quyết định liệu ngày mai bạn có giữ được vai trò quan trọng hay không.Mức độ để tâm, lo lắng cho công việc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc. Bất kỳ một công ty nào cũng đều rất cần những nhân viên tích cực, có trách nhiệm và chủ động trong công việc.Những nhân viên xuất sắc không bao giờ là người bị động, đợi người khác sắp xếp công việc cho mình. Họ luôn là người chủ động tìm hiểu việc mình nên làm, rồi dốc hết sức để hoàn thành tốt công việc ấy.

Earable HR

Không phải cứ nhân viên làm tốt là được tăng lươngNếu cứ làm được một điều gì đó cho công ty lại đòi hỏi tăng lương thì văn hóa doanh nghiệp và công bằng với nhân viên khác còn đâu."Tôi không biết bạn giỏi đến đâu, ngày xưa và hiện tại, bạn không nói rõ thời gian bạn đã làm được bao lâu tính đến ngày bạn "đòi" tăng lương nên khó nhận xét. Nhưng cứ hễ làm được một điều gì đó hay ho cho công ty là cứ phải bắt được tăng lương sao? Vậy thì văn hóa danh nghiệp, công bằng với các nhân viên khác còn đâu?Bạn có chắc người khác không giỏi hơn bạn, có hiểu được khó khắn của việc họ đang làm khác với bạn? Đâu thể mọi thứ đem đi so sánh sòng phẳng được, lấy ưu và nỗ lực của bạn trong một mảng đem so với hạn chế của người khác trong mảng đó, liệu có công bằng? Chưa tính đến cơ hội của mỗi người là khác nhau.Bạn đòi tăng lương không được mà xin nghỉ ngay và luôn cũng không nên. Công ty nuôi bạn giai đoạn đầu, mới vừa gặt hái thành quả chưa bao lâu, chắc gì giá trị và đóng góp của bạn tính đến lúc đó đã hoàn vốn cho công ty? Tuy nhiên, tôi vẫn có đồng ý với một số quan điểm rằng việc trọng dụng và công nhận thành quả, nhân tài còn chưa công bằng vì tôi cũng từng bị như thế".Đồng quan điểm, bạn đọc Nguyễn Thuỷ nhấn mạnh việc tăng lương cần có quá trình đủ để đánh giá chứ không thể vì một thành quả nhất thời:"Tôi cũng là một người làm về công tác nhân sự đã 12 năm qua. Trải qua bốn tập đoàn trong top 50 công ty lớn nhất Việt Nam, tôi thấy thế này:1. Việc bạn học được những kiến thức mới là điều rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nếu muốn được tăng lương, bạn phải biến kiến thức đó thành kết quả và cần có một khoảng thời gian để ghi nhận.2. Thường với các tập đoàn lớn, việc tăng lương không thể thích là làm được và những cá nhân như bạn cũng không thiếu.3. Đã là các ông chủ thì họ luôn biết cách dùng đồng tiền của mình thế nào cho hợp lý? Có thể việc bạn nghĩ là mình quan trọng nhưng ông chủ lại không nghĩ như vậy.4. Nơi cần bạn xử lý việc gấp cói thể sẽ chấp nhận trả bạn mức lương khác xa thị trường nhưng thường là không bền".Bạn trách công ty không đánh giá đúng năng lực của nhân viên nên không tăng lương, như vậy có chủ quan quá không? Vậy với công ty hiện tại thì sao? Họ trả cho bạn mức lương đúng kỳ vọng, vậy có nghĩa là họ đã nhìn nhận đúng năng lực của bạn? Vấn đề là tại sao công ty cũ không nâng lương cho bạn? Sẽ có nhiều lý do. Tôi đoán là do mảng bạn làm thiên về quản lý nhân sự, mà mảng kiếm ra lợi nhuận cho công ty là mảng khác, ví dụ mảng kỹ thuật hoặc kinh doanh...Trong trường hợp này công ty sẽ ít xét tăng lương cho bạn chỉ vì trong ngắn hạn bạn đã nỗ lực hoàn thành một chỉ tiêu nào đó. Nguyên tắc muốn hưởng lương cao thì phải thoả thuận ngay từ lúc ký hợp đồng. Còn khi đã vào công ty, muốn tăng lương bạn phải theo lộ trình. Trừ khi bạn thật sự xuất sắc và ảnh hưởng đến doanh thu của công ty thì người ta mới tăng lương đột biến. Việc nâng lương đột biến cho một nhân viên sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên khác rất nhiều. Nên doanh nghiệp càng cân nhắc hạn chế tối đa việc này.Vậy nên, khi người lao động và doanh nghiệp không thống nhất chuyện lương bổng thì chia tay thôi. Hãy thử thách ở một công ty khác, và bạn đã thành công. Câu chuyện sẽ chấm dứt ở đây và công bằng cho cả hai bên. Còn khi doanh nghiệp cũ chê nhân viên không trung thành hoặc nhân viên chê công ty cũ không nhìn nhận đúng năng lực của mình là chuyện không nên. Tóm lại, hãy vận hành theo cơ chế cung cầu. Anh cung vào đúng chỗ cầu thì anh thành công.

Earable HR

Tôi hài lòng với lương 5 triệu đồngĐam mê không phải là đích đến cuối cùng, không nhất thiết cứ phải tìm kiếm bằng được đam mê để sống chết với nó.Sao bạn cứ phải cố tìm kiếm cái đam mê mà sống chết vì nó? Như tôi hằng ngày vẫn đi làm, có thu nhập, lo cho bản thân, tiết kiệm, phụ giúp gia đình, rảnh thì nấu nướng, tụ tập anh em nói chuyện... Cuộc sống này quá đơn giản, có gì đâu mà phức tạp lên như vậy? Đâu nhất thiết cứ phải có đam mê, sống chết với nó thì mới là đáng sống? Trước giờ tôi không có đam mê gì cháy bỏng, chỉ cố gắng làm tốt công việc của mình, sao tôi vẫn vui vẻ như thường? Bạn đừng quá quan trọng hoá vấn đề như vậy, tự hài lòng với những gì mình đang có, bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn. Con người sẽ tự thích ứng với cuộc sống.Lương tôi hơn 5 triệu đồng/ tháng, tôi nghèo nhưng thấy vui vì những gì làm được, tiêu những đồng tiền ít ỏi tôi kiếm được. Có công việc, có thu nhập tốt, thì hãy biết bằng lòng với những gì mình đang có, tìm niềm vui trong cuộc sống. Ngoài kia còn nhiều mảnh đời bất hạnh, khó khăn lắm. Hãy đặt mục tiêu cho mình và phấn đấu để đạt được. Đừng sống vì người ta, nhìn thấy người khác kiếm được nhiều hơn mà cho rằng mình kém cỏi. Chẳng qua vì bạn nhiều tiền quá, rảnh rỗi quá, không phải lo toan cuộc sống thôi.Cứ tập trung công việc hiện tại, còn không thích thì xin chuyển. Đam mê công việc, hay đam mê một thứ gì đó, không phải là đích cuối cùng. Còn nhiều việc phải làm có khi lao đầu vào làm để nuôi đam mê. Như tôi, chẳng có đám mê gì, nhưng nỗi lo cơm áo gạo tiền, nên dù không thích tiền tôi vẫn phải "đam mê" kiếm tiền."Không đam mê một cái gì cả" cũng là một loại đam mê đấy. Bạn đã từng nghe về "một thứ âm thanh... không âm thanh" (hay tiếng vỗ của chỉ một bàn tay duy nhất) chưa? Vấn đề bạn làm gì, lựa chọn thế nào không quan trọng. Quan trọng là bạn có toàn tâm toàn ý với thái độ và hành vi của bạn ở hiện tại (ngay đây và bây giờ) hay không mà thôi. Nếu bạn toàn tâm toàn ý với giây phút hiện tại, thì mọi giây phút đều đáng giá và chẳng có gì để hối tiếc, mặc kệ kết quả là gì đi nữa, và bất cứ lựa chọn hay hành động nào mà bạn toàn tâm toàn ý với nó đều là đúng và đáng giá cả (dù là đúng hay sai không quan trọng).Và cuối cùng, điều quan trọng trong cuộc sống không phải là bạn thắng (đạt được gì?) hay thua (mất cái gì?) mà là bạn học được cái gì từ những thứ đang diễn ra - một hành động cho dù sai mà bạn toàn tâm toàn ý học với nó để cảm nhận và học ra bài học cuộc sống truyền tải từ nó còn tốt gấp vạn lần một hành động có vẻ là đúng nhưng bạn không học được gì cả.

Earable HR

Học lớp 9 vẫn có thể làm chủ công ty thu 100 tỷ đồngGiờ nghĩ lại những gì mình đã trải qua, tôi biết ơn vì không phải ai cũng có cơ hội được trải nghiệm những điều đó.Chúng ta phải vượt qua nỗi sợ hãi vô hình. Nhất là những người tỉnh lẻ không có sẵn một nền tảng tốt. Nhưng bù lại, chúng ta lại được trải nghiệm những thứ mà người có nền tảng tốt sẽ không hiểu được. Tôi xuất thân trong một gia đình bần nông, học hết lớp 9, nhưng chưa thi lên cấp 3 vì khi đó bố mẹ tôi ly thân, kéo theo tôi cũng phải nghỉ học. Tôi đã phải bươn trải cuộc sống từ năm 14 tuổi. Những việc đầu tiên tôi làm là rửa bát, phụ hồ, rửa xe, cửu vạn, bán hàng điện nước, rồi học tiếng Trung, làm nhân viên xuất nhập khẩu, phiên dịch...Năm nay 30 tuổi, sau hơn mười 16 năm, giờ tôi cũng đã là chủ một doanh nghiệp. Doanh thu hàng năm trên dưới 100 tỷ. Giờ nghĩ lại những gì mình đã trải qua, cảm giác vẫn rất bồi hồi, khó diễn tả. Và tôi biết ơn vì những trải nghiệm đó. Không phải ai cũng có cơ hội được trải nghiệm những điều đó. Mỗi khi khó khăn và vượt qua được thật phấn khích và vui sướng vô cùng. Đó chính là phần thưởng. Không phải vì kiếm được nhiều tiền. Đơn giản vì vượt qua chính mình.

Earable HR

10 kiểu nhân viên không bao giờ nhận được lương cao, cũng không đáng để bồi dưỡng:1. Người muốn nghỉ cả thứ Bảy và Chủ nhật.2. Người muốn đi làm lúc 9 giờ sáng và tan làm lúc 5 giờ chiều.3. Người muốn sống dựa vào lương cơ bản.4. Người không có chí tiến thủ.5. Người không có tư duy chạy đua với thời gian.6. Người làm việc gì cũng chậm chạp.7. Người không có nhân phẩm.8. Người không có trách nhiệm.9. Người không tin vào giá trị sản phẩm của mình.10. Người luôn trách móc công ty.

Ẩn danh 1 năm trước

review nhảm nhí, dislike!!!

Ẩn danh 1 năm trước

Không viết ng ta không biết mình ngu.

Ẩn danh 1 năm trước

Muốn ăn không muốn nhả Muốn ng ta cống hiến nhưng không cho gì?

Ẩn danh 1 năm trước

Đúng văn nhà báo, luyên thuyên lan man vkl

Ẩn danh

Bớt nói nhảm lại đi các bố.

Trang 4 trong tổng số 22